Ai mê món Thái chắc không thể nào bỏ qua Som Tum, gỏi đu đủ kiểu Thái. Trong tiếng Thái, "som" nghĩa là chua, "tum" nghĩa là đập hoặc giã. Cho nên dịch theo ngữ nghĩa, thì Som Tum có nghĩa là "món gì đó chua chua bị đập hoặc giã", nghe ngồ ngộ há. 
  Gỏi đu đủ không chỉ có ở Việt Nam, mà còn là một món ăn rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Ở Cambodia thì có Bok l'hong, ở Lào có Tam maak hoong, và ở Thái thì có Som Tum.
  Mình chưa có dịp đi Lào và Cambodia để ăn và so sánh Bok l'hong, Tam maak hong, nhưng mình rất mê món Som Tum ở Thái.
  Điểm khác biệt lớn nhất của Som Tum và gỏi đu đủ Việt Nam, là gỏi đu đủ thì dùng tay bóp đều cho đu đủ ngấm gia vị, còn Som Tum thì dùng chày, cối để giã đu đủ và các nguyên liệu khác cho ngấm gia vị.
  Thế nên nếu bạn đến một quán ăn chuyên bán Som Tum ở Thái, bạn sẽ nghe tiếng chày giã "lóc cóc, lóc cóc, lóc cóc". Tất nhiên chỉ giã vữa phải cho ngấm gia vị chứ không giã nát nhừ.
  Ngoài ra, trong Som Tum, người ta thường hay cho vào cả cua đồng muối con ba khía, đường thốt nốt (thank kiu em Cún Con nha :X:X ! ), đậu đũa sống, cà chua, là những nguyên liệu không có trong món gỏi đu đủ truyền thống Việt Nam.

                                           Những nguyên liệu để làm Som Tum


   
 Và, muốn ăn Som Tum đúng điệu, là phải ăn cùng với xôi nếp, sang nữa thì thêm gà nướng Gaiyang, xúc xích Thái. Đây là cách ăn mà một người bạn Lào rất rành món Thái đã dạy cho mình.
    Mong có dịp đi được Thái nữa, để được nghe tiếng "lóc cóc, lóc cóc" rộn ràng.


2 Comments

  1. Chị ơi, hứa hẹn em sẽ là 1 fan trong phần các món ăn chị post :D
    Hum trước em có dịp đi Thái, và cũng mê mẩn món gỏi Thái này :) Em muốn trao đổi thêm 1 số điều với chị thui :D
    Thứ nhất là em không biết Som Tum với Papaya Thai có khác nhau gì nữa không, nhưng điều cơ bản em nhận thấy là Papaya Thai có thêm một ít nước từ mắm ba khía (à, theo em biết nó là con ba khía đấy chị ạ, không phải cua đồng mình hay nấu canh cua đâu, ở miền Tây món mắm này khá phổ biến) còn Som Tum thì không có.
    Thứ hai, điều đặc trưng khác với các món gỏi thông thường ở Việt Nam, là họ sử dụng đường thốt nốt :)
    Thứ ba là họ không pha mắm đường như mình, chỉ dùng nước mắm nhĩ, và có thêm một ít giấm là hỗn hợp giữa giấm, đường và ớt, nên tạo được vị chua dịu (tất nhiên là có thêm 1 ít nước cốt chanh) và mùi rất thơm.
    Cuối cùng, là loại cà chua họ sử dụng, em không biết ở Nhật có không, còn ở miền Nam không có loại đó, em sử dụng cà chua thường nhưng vẫn cảm giác là không giòn và không có được độ bột như cà chua ở Thái :D

    Kết luận lại, là em đã làm thử, tuy không ngon được hoàn toàn như ở Thái, nhưng vẫn rất lạ miệng và mọi người rất thích :D (tuy ai cũng bảo là cay quá, dù em dùng có 2 quả ớt, trong khi ở Thái người ta bốc một nắm cả chục trái =))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hihi thank you em đã comment, chị nghĩ là Papaya Thai và Som Tum là cũng một thứ đấy, nên chị nghĩ là em đã nói đúng khi nói nó là con ba khía chứ ko phải cua đồng :)). Chị thì lần đầu tiên thấy nên cứ tưởng nó là cua đồng haha.
      Vụ đường thốt nốt thì em không nói chị cũng không biết, hóa ra là thế, đúng là về mấy món ăn miền Tây chị dốt đặc cán mai, bữa nào về SG phải tranh thủ đi ăn mới được hehe !!
      Phần nước mắm, tính ra thì thành phần như nhau nhưng để nước mắm riêng thì mùi sẽ dậy và thơm hơn em nhỉ. Vụ cà chua thì mấy chỗ chị ăn đều thấy người ta dùng cà chua bi nho nhỏ, loại này bên Nhật có nhiều, vị cũng tương tự. Chắc ở VN cà chua giống khác chăng, chị nghĩ nếu dùng cà chua VN thì có khi mình nên dùng loại mới chín, còn cứng (chị khoái cà chua xanh nữa cơ) thì có khi giòn và hợp với gỏi hơn chăng :)

      Delete

Food & Travel & Everyday Life

.